Kĩ năng cần thiết để trở thành công dân số

Thứ sáu - 27/08/2021 03:34 2.492 0
Kĩ năng cần thiết để trở thành công dân số
Kĩ năng cần thiết để trở thành công dân số
 
 
 
 
     
Kĩ năng cần thiết để trở thành công dân số 
Chuyển đổi số đang là một xu hướng được rất nhiều người quan tâm. Việt Nam cũng nằm trong xu hướng này với mục tiêu chuyển đổi số dựa trên 3 trụ cốt: Xã hội số, Kinh tế số và Chính phủ số. Xã hội số được hình thành từ những công dân số. Vậy công dân số là gì? Thông qua kết nối với Internet, sử dụng mạng xã hội và làm việc, học tập trực tuyến đã giúp người dân trở thành những công dân số hay chưa? Còn rất khó để định hình và đưa ra khái niệm cụ thể về Công dân số trong khi mỗi tổ chức lại có một cách định nghĩa khác nhau. Dưới đây là những điều kiện được đánh giá là cần thiết để trở thành một công dân số.
Những đặc điểm của Công dân số
Trong một thế giới số, công dân số có thể sử dụng các quyền phát sinh từ quyền công dân và thực hiện nghĩa vụ công dân của họ. Không phải bất kì ai sử dụng internet cũng là công dân số. Đặc điểm để xác định một công dân số được mô tả dưới đây:
a) Đạt trình độ nhất định về Công nghệ
Công dân số chắc chắn phải là những người hiểu biết về công nghệ. Họ có kiến ​​thức về phần cứng và phần mềm cũng như kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị điện tử. Họ sử dụng công nghệ và internet cho mọi tác vụ và quy trình có thể. Nói đến công dân số là nói đến sự “thông minh” và hiểu biết công nghệ thông tin trong các lĩnh vực: truyền thông, chương trình nghị sự quốc gia và toàn cầu, vấn đề toàn cầu, phân biệt đối xử, nhiệm vụ trong chính phủ, thông tin liên lạc, thư tín, tổ chức xã hội, mua sắm, ngân hàng và tiếp thị. Nói tóm lại là Công dân số sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông thông minh vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ cấp địa phương đến cấp quốc gia, toàn cầu.
b) Hiểu được thực tế của thế giới ảo và văn hóa số
Họ nhận ra rằng một thế giới ảo trong đó thế giới thực đang được mô phỏng, văn hóa trong thế giới thực đang được tạo ra và mở rộng trên môi trường số. Công dân số gắn kết với thiết bị di động và luôn có nhu cầu những thiết bị này được tối ưu, ví dụ như nhanh hơn, nhỏ hơn, chính xác hơn, mới hơn, hoàn hảo hơn, thú vị hơn, ít nguy hiểm và sở hữu công nghệ mới hơn. Mọi thứ công dân số tiếp cận trong thế giới thực sẽ tiếp tục được số hóa và được gọi là sản phẩm kỹ thuật số. Công dân số cần hiểu biết về vấn đề đạo đức, nhận thức và pháp lý do mọi hành động diễn ra trên môi trường số có thể được ghi lại và truy vết.
c) Có khái niệm sâu rộng về Internet
Khi thảo luận về quyền công dân số, chúng ta nói về một thế giới mà kết nối internet có thể được cung cấp từ tất cả các điểm khi cần thiết. Internet có nhiều ý nghĩa và chức năng hơn việc là một cánh cổng của một thế giới ảo chỉ giúp làm giảm thời gian thực thi công việc hoặc một nguồn lưu trữ. Các thuộc tính xác định Internet được bao gồm trong quy định về nội dung và chức năng. Môi trường Internet được xác định bởi tốc độ, kết nối, tổ chức, kỹ năng giao tiếp, tương tác, kiểm soát, quản lý, giám sát và thiết kế, chia sẻ với nguồn nội dung đa dạng, phong phú. Công dân số thường xuyên sử dụng nền tảng kỹ thuật số và cơ sở dữ liệu như tài liệu, thư viện điện tử trong nghiên cứu và học thuật. Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hóa số sẽ làm việc trong các lĩnh vực như internet, truyền thông xã hội, truyền thông kỹ thuật số, ngoại giao, thương mại và xuất bản. Do đó, Internet được chuyển đổi thành một nền tảng để chia sẻ và truy cập thông tin với nguồn tri thức và dữ liệu vô cùng phong phú, đa dạng.
d) Hiểu biết về luật truyền thông số và cẩn trọng trong giao tiếp
Mọi hành vi được thực hiện bởi danh tính kỹ thuật số hay tài khoản giả mạo sẽ được thông báo ngay cho chủ thể của hành động. Công dân số hiểu biết về các phương thức hạn chế truy cập, cấm xuất bản, trình bày và tiêu thụ nội dung bị cấm (nội dung tiêu cực, tin tặc, tài liệu độc hại, v.v.), vi phạm an ninh quốc gia, gây chia rẽ, ngôn từ kích động thù địch, vi phạm quyền lợi và tự do. Họ cũng biết về quyền hạn trong thế giới số và thực thi chúng, như là viết blog, bình luận về tin tức, thư từ, phê bình, thực hiện thương mại, được đào tạo, tạo nhóm, trở thành thành viên của nhóm, tạo và đóng tài khoản, đồng thời đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân được lấy từ các tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ.
đ) Trách nhiệm và đạo đức thông tin
Nói chung, đạo đức thông tin bao gồm các quy tắc mà tất cả người dùng internet và người dùng máy tính cá nhân phải tuân theo. Công dân số cần có đạo đức vì họ tự do lựa chọn sở thích trên môi trường số. Họ phải có trách nhiệm trong việc lựa chọn hành động của mình. Trách nhiệm cảu cá nhân khi tích vào mọi ô trống, nhấp vào từng biểu tượng, truy cập từng trang web và nhập mọi mật khẩu của mình. Họ có quyền tự do lựa chọn trong hành động và do đó phải chịu trách nhiệm. Công dân số cần biết rằng họ có thể phải nhận thiệt hại từ người khác và có thể gây tổn hại cho người khác khi đang trực tuyến. Nghĩa vụ pháp lý trong thế giới số thuộc về họ. Luật pháp kỹ thuật số nhất thiết phải được tuân thủ và nguyên tắc đạo đức phải được tuân theo một cách tự nguyện. Các cuộc thảo luận về ưu tiên kỹ thuật số, trách nhiệm kỹ thuật số, khủng bố trên mạng, tấn công mạng, v.v., vẫn đang diễn ra, điều đó có nghĩa là công dân số phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức và trách nhiệm pháp lý.
e) Tích cực với truyền thông xã hội đa phương tiện
Công dân số có các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, LinkedIn và Instagram, nhưng bản chất đặc biệt của công dân số không hẳn là người dùng tích cực trên mạng xã hội, nó tùy thuộc là phong cách sử dụng mạng xã hội của họ. Tích cực ở đây là một cách thức trong hành động như chú ý đến các vấn đề của địa phương, quốc gia và toàn cầu, thực hiện chính trị, nghệ thuật, văn học, khoa học và triết lý như một công dân. Quá trình thực hiện 1 công việc của công dân số trở thành thông tin, có thể được thêm vào sự nghiệp cá nhân của công dân số và dĩ nhiên là bao gồm cả tiền án, tiền sự. Mạng xã hội là một phần không thể thiếu của nhận dạng kỹ thuật số và thể hiện bản sắc, tính cách của con người một cách rõ ràng. Khả năng hiển thị và nhận dạng này ít nhiều liên quan đến việc công dân chia sẻ thông tin cá nhân trong thực tế.
g) Nhận thức được sự tôn trọng quyền riêng tư trong tranh luận
Tính chất nhạy cảm và pháp lý của truy vết trên internet, camera giám sát, điện thoại di động, thiết bị ghi âm giọng nói và ghi âm camera ẩn đang được thảo luận. Giọng nói của một người và màn hình hiển thị có thể được coi là riêng tư đối với người không thích sự giám sát và tất cả các loại ghi âm trái phép. Cần phải có 1 quy tắc để xác định rõ bản ghi âm của một ai đó có thể được thực hiện mà không cần sự cho phép hay không và việc ghi âm trái phép có thể được sử dụng để ủng hộ hoặc chống lại ai đó hay không. Tất cả những hành vi lăng mạ, xuyên tạc, xúc phạm, truyền tải các dấu hiệu, biểu tượng, ghi âm v.v. cần phải được quy định rõ ràng như trong các quan hệ xã hội thực tế. Người đằng sau màn hình, không phải là người ngoài cuộc dù họ là thật hay giả và tất cả họ đều bình đẳng với quyền công dân. Người dùng là thật ngay cả khi tài khoản của họ là giả và internet vẫn được sử dụng bởi người dùng thực.
h) Ủng hộ việc tham gia xã hội số một cách tự chủ
Hai cơ hội tăng cường sự tham gia hoạt động nhà nước đã được tạo ra. Đầu tiên, công dân có thể được thông báo về quyết định đã được thực hiện hoặc sẽ được đưa ra trên mạng xã hội một cách nhanh chóng. Thứ hai, công dân có thể truyền đạt ý kiến ​​của họ về những quyết định đã được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện mà không mất nhiều thời gian hoặc phải gặp tận nơi nhà chức trách, theo cách tự do và nhanh chóng hơn. Hai cơ hội này cần đi kèm với các tính chất như tính minh bạch, tính tương tác, giao tiếp tức thì và các kênh phản hồi điện tử được giữ ở chế độ mở. Giao tiếp đã được tạo điều kiện thuận lợi khi có cơ hội được đại diện bởi Công nghệ thông tin và truyền thông. Các thủ tục chính thức đã được tự động hóa và do đó ngăn chặn được nhiều sự trùng lặp. Dữ liệu phân tán và khó truy cập trở nên phổ biến hơn và có hệ thống lưu trữ tập trung. Việc bảo lưu, truy cập dữ liệu và thông tin chính thức trở nên dễ dàng. Do đó, tính hiệu quả, năng suất của hành chính công tăng lên. Chính phủ số thông qua Internet để trở nên nhanh hơn, minh bạch hơn, có trách nhiệm hơn đối với hành động của mình.
Công dân số liên tục được khuyến khích, ủng hộ tham gia và được đáp ứng với nhiều cơ hội mới. Tham gia vào mạng xã hội, mạng lưới của tổ chức nào đó, viết ý kiến, đưa ra nhận xét, tham gia một cuộc khảo sát số và bỏ phiếu, v.v. Nhiều công việc khác cũng bắt buộc công dân tham gia thông qua môi trường kỹ thuật số. Môi trường kỹ thuật số được tạo ra và hoạt động diễn ra liên tục với sự tham gia của công dân là tự nguyện. Công dân không cần phải viết đơn và giải thích lý do họ rời đi. Tham gia vào một nhóm hoặc từ bỏ nó là tự nguyện và miễn phí. Các chính phủ sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi ghi lại mọi kết quả phát triển kinh tế xã hội, có thể phân tích những chia sẻ và tích lũy trong cơ sở dữ liệu kỹ thuật số (hình ảnh, video, tuyên bố, trích dẫn, ý kiến, lượt thích, trang web đã truy cập, nội dung đã đọc, thời gian trực tuyến, sản phẩm đã tiêu dùng, v.v.) và tìm hiểu các quan điểm chính trị của công dân. Theo dõi và giải thích các dấu vết của công dân số là một phương pháp dự đoán hiệu quả cho chính phủ và nhà đầu tư.
Có thể hiểu về công dân số một cách ngắn gọn hơn theo mô tả như sau (theo DQ Institute)
https://aita.gov.vn/Data/Images/Articleimages/Bai6_K%c4%a9%20n%c4%83ng%20c%e1%ba%a7n%20thi%e1%ba%bft%20%c4%91%e1%bb%83%20tr%e1%bb%9f%20th%c3%a0nh%20c%c3%b4ng%20d%c3%a2n%20s%e1%bb%91_p1.png
Hình 1: Các kỹ năng của công dân số
- Danh tính công dân số (Digital citizen identity): Khả năng tạo lập và quản lý toàn diện danh tính online và offline.
- Quản lý thời gian tiếp xúc với màn hình (Screen time management): Khả năng quản lý thời gian tiếp xúc với màn hình, truy cập trò chơi hay phương tiện thông tin đại chúng một cách có kiểm soát.
- Quản lý việc đe dọa trên môi trường mạng (Cyberbullying management): Khả năng phát hiện những trường hợp mâu thuẫn, gây xung đột, đe dọa trên không gian mạng và xử lý.
- Quản lý an ninh mạng (Cybersecurity management):  Khả năng bảo vệ dữ liệu của một người bằng cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý các loại tấn công khác nhau.
- Quản lý bảo mật (Privacy management): Khả năng xử lý thận trọng tất cả các thông tin cá nhân được chia sẻ trực tuyến để bảo vệ và sự riêng tư của một người và những người khác.
- Tư duy phê phán (Critical thinking): Khả năng phân biệt tính đúng sai trong cách ứng xử, nội dung tốt và nội dung độc hại, các mối liên hệ đáng tin cậy và không đáng tin cậy.
- Dấu chân kỹ thuật số (Digital footprints): Khả năng hiểu bản chất của dấu chân kỹ thuật số và quản lý lịch sử truy cập có trách nhiệm.
- Cảm thông trên môi trường số (Digital empathy): Khả năng bày tỏ sự đồng cảm đối với nhu cầu, cảm xúc trực tuyến của riêng mình và những người khác.
Giáo dục thế hệ tương lai để trở thành những công dân số
Giáo dục công dân số có chất lượng phải bao gồm việc tạo ra tiêu chuẩn để đánh giá và cho phép đối tượng được phản hồi. Công cụ đánh giá phải toàn diện cũng như thích hợp để đánh giá các kỹ năng số dành cho trẻ em. Cách đánh giá như vậy sẽ là phương tiện cung cấp phản hồi giúp trẻ em hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình, để trẻ em có thể tìm thấy con đường dẫn đến thành công của mình. Cuối cùng, chúng ta cần hiểu tầm rõ quan trọng của việc công dân số là nền tảng của trí thông minh số. Quan trọng nhất là mỗi cá nhân nên bắt đầu chương trình giáo dục công dân số ngay trong chính những mối quan hệ xung quanh mình như: Cha mẹ, giáo viên, các tổ chức giáo dục, v.v. Chúng ta không nên chờ đợi và thực tế, không có thời gian để chờ đợi. Trẻ em đã được đắm mình trong thế giới số và đang có những tác động đến thế giới thực ngày nay. Thế hệ tương lai sẽ phát triển tiếp như thế nào. Chính những người lớn đang tham gia vào thế giới số phải đảm bảo rằng: trẻ em được trang bị những kỹ năng cần thiết trong thời đại số để biến nó trở thành môi trường tốt cho sự phát triển.
 
 
     
         
         
         
         
         
         
       
         
                       

 

Tác giả bài viết: Phan Văn Ngọc

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về thái độ tiếp dân của Cán bộ, Công chức phường Tân Thạnh

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay2,206
  • Tháng hiện tại18,740
  • Tổng lượt truy cập4,835,715
duong day nong 1
chạybanner

 
Văn bản mới

HD

HƯỚNG DẪN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THOÁT NẠN PCCC - CNCH

lượt xem: 99 | lượt tải:49

HƯỚNG DẪN NHÀ PHÒNG CHỐNG LỤT BẢO

HƯỚNG DẪN NHÀ PHÒNG CHỐNG LỤT BẢO

lượt xem: 105 | lượt tải:43

Số 78/NQ-HĐND

NQ BỔ SUNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KTXH, QPAN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2024

lượt xem: 165 | lượt tải:62

Số 79/NQ-HĐND

NQ PHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2023

lượt xem: 104 | lượt tải:49

Số 80/NQ-HĐND

NQ BỔ SUNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CÔNG VÀO KH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 2021 - 2025

lượt xem: 212 | lượt tải:66
xulyhs2023
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây