Nhằm đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Ban kinh tế trung ương do đồng chí Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng ban kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn, cùng các thành viên bộ ngành trung ương làm việc, khảo sát tại tỉnh Quảng nam, thành phố Tam kỳ, phường Tân Thạnh. Đối với thành phố Tam Kỳ đoàn khảo sát tình hình xây dựng thành phố thông minh, phường Tân Thạnh công tác chuyển đổi số.
Đồng chí Đỗ Văn Minh - Bí thư - Chủ tịch UBND phường báo cáo tại buổi làm việc
Đại diện địa phương Tân Thạnh đồng chí Đỗ Văn Minh - Bí thư, chủ tịch UBND phường báo cáo kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số trong thời gian qua và kiến nghị đề xuất những khó khăn, vướn mắt với đoàn khảo sát. Phường Tân Thạnh là một trong 02 đơn vị được thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chọn làm thí điểm triển khai chuyển đổi số, xây dựng phường thông minh giai đoạn 2021 - 2023. Sau thời gian thí điểm phường Tân Thạnh đạt một số kết quả đó là:
Về cơ sở hạ tầng địa phương cùng với tổ chức, doanh nghiệp đầu tư khá đầy đủ, Mạng LAN của địa phương được nâng cấp đảm bảo vận hành phục vụ cho xây dựng chính quyền số. Đầu tư cơ sở hạ tầng nhà bộ phận tiếp nhận trao trả kết quả khang trang, hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và chuyển đổi số. Trang thiết bị bên trong được quan tâm đầu tư, bố trí không gian làm việc khoa học, đầy đủ trang thiết bị như: Máy tính bàn phục vụ cho nhân dân, máy tính xách tay cho cán bộ công chức làm việc tại bộ phận một cửa, trang bị ti vi, máy scan, WIFI, máy đọc mã CCCD, quạt, mã QR tra cứu các thủ tục hành chính,…phục vụ cho nhân dân. Có 33/33 cán bộ, công chức và người lao động phường đăng ký và thường xuyên sử dụng email công vụ (mail@quangnam.gov.vn) có tài khoản (Qoffice) trong quá trình xử lý công việc. 100% lãnh đạo sử dụng chữ ký số; 100% các văn bản ban hành ký số đến với tổ chức, cá nhân. Rà soát và thực hiện 05 cán bộ công chức bộ phận một của dùng chữ ký số chuyên dùng. Phối họp với đơn vị Vinaphone cài đặt chữ ký số cho 4230 người. Thực hiện 100% quy trình gửi, nhận, xử lý văn bản đi, đến trên hệ thống. Dịch vụ công trực tuyến Tỉnh, Quốc gia đã được triển khai đồng bộ, các thủ tục hành chính cơ bản được cung cấp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của phường (www.phuongtanthanh.gov.vn) đáp ứng nhu cầu cho người dân và doanh nghiệp trên toàn phường. UBND phường đã có nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến (như: Mô hình Công dân không viết, thành lập Đội Thanh niên xung kích hỗ trợ dịch vụ công, phát tờ rơi cho công dân, cài đặt tài khoản dịch vụ công cho công dân, lắp đặt các mã QR các thủ tục hành chính….). Thực hiện quyết định 1059/QĐ của UBND tỉnh về cung cấp 82 bộ thủ tục dịch vụ công trực tuyến; trong đó trực tuyến toàn trình 67 thủ tục và 15 bộ thủ tục trực tuyến một phần thuộc thẩm quyền cấp xã. Triển khai thực hiện hiệu quả phần mềm 3 trong 1 (Khai sinh, Bảo hiểm, Cư trú) cho trẻ và phần mền liên thông khai tử (Khai tử, xoá tử và mai táng phí) cho đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội. Từ khi triển khai đến nay, phường tiếp nhận tổng số hồ sơ trực tuyến là: 3465/3569 hồ sơ trực tuyến đạt 97.08% vượt 2.08 % kế hoạch thành phố giao. Trên công dịch vụ công quốc gia tiếp nhận và giải quyết 2856 hồ sơ không có hồ sơ quá hạn. Xây dựng chuyên mục về Chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử phường và chuyên mục về chuyển đổi số trên Đài truyền thanh của phường thường xuyên thông tin cho nhân dân. Phối hợp với Bưu điện tỉnh hướng dẫn công dân cài đặt app công dân số nhằm thông tin các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân và các hoạt động của chính quyền, giúp cho nhân dân tăng cường vào sự tin tưởng, gần gũi hơn giữa chính quyền và nhân dân. Xây dựng mô hình “Công dân không viết” tại bộ phận 1 cửa và đội thanh niên xung kích hỗ trợ nhân dân thực hiện quy trình dịch vụ công trực tuyến; Mô hình 3 không “ Không chậm trễ, không chồng chéo, không lãng phí”; Mô hình tiếp nhận hồ sơ trực tuyến tất cả các ngày trong tuần, hội thi liên hoan tuyên truyền tổ công nghệ số phường Tân Thạnh lần thứ nhất nhân ngày chuyển đổi số 10/10 …Mặt trận và các đoàn thể phát động ký kết thực hiện các mô hình như: Hội Phụ nữ phát động mô hình Phụ nữ Tân Thạnh không dùng tiền mặt; Đoàn TN với các hoạt động hỗ trợ xây dựng chính quyền số, tổ chức cuộc thi thiết kế infographic (đồ hoạ thông tin) tuyên truyền kiến thức chuyển đổi số; Hội Nông dân với việc vận động cán bộ, hội viên thực hiện xã hội số; Hội CCB với chương trình Hội CCB gương mẫu trong công tác chuyển đổi số,...Công tác chỉ đạo, hướng dân cho doanh nghiệp, người dân sử dụng các ứng thanh toán điện tử được chú thực hiện (bằng nhiều buổi hướng dẫn, tuyên truyền, mô hình,…). Vì vậy, cán bộ, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, người dân quan tâm thực hiện, một số kết quả bước đầu: Lương, phụ cấp, phúc lợi,…cho tất cả cán bộ, CC, người lao động, cán bộ khối phố, chi hội, các lực lượng dân phòng, BBVDP,…100% đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội (gần 800 trường hợp) đều được chi trả qua thẻ ATM; các khoản dịch vụ công, hóa đơn điện, nước, các dịch vụ khác được ngiều người dân trên đia bàn (nhất là cán bộ, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,…) thực hiện ứng dụng thanh toán điện tử; triển khai thí điểm 03 tuyến phố Trần Quý Cáp, Lam Sơn, Lý Thường Kiệt không dùng tiền mặt, được nhân dân hưởng ứng, làm cơ sở tiếp tục nhân rộng các tuyến khác trên địa bàn. Địa phương đã nhận thức rõ tầm quan trọng về công tác chuyển đổi số, xây dựng phường thông minh trên địa bàn là xu thế tất yếu, là chủ trương đúng đắn, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương. Do đó, ngay sau khi được chọn thí điểm chuyển đổi số phường đã thành lập BCĐ, xây dựng quy chế hoạt động và phân công cụ thể từng thành viên đứng điểm và triển khai kế hoạch thống nhất thực hiện trên toàn địa bàn phườngg đạt được những kết quả khá tốt. Nhận thức của đội ngủ cán bộ, công chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân của phương về chuyển đổi số được nâng lên rõ rệt, các cơ quan, doanh nghiệp và toàn dân hưởng ứng tích cực, nhất là trong ứng dụng CNTT vào quản lý, thực hiện trên môi trường mạng giải quyết các thủ tục hành chính, các ứng dụng, kinh doanh, mua bán, thanh toán, khám sức khỏe, du lịch, sản xuất, dạy học…một cách thuận tiện. Tập trung phối hợp các cấp đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số. Đến nay, hạ tầng mạng viễn thông được phủ rộng khắp, đáp ứng cho kế hoạch chuyển đổi số của phường. Việc đầu tư, bổ sung, nâng cấp trang thiết bị được quan tâm đầu tư, 100% cán bộ, công chức, trang bị máy vi tính và các thiết bị phụ trợ đảm bảo điều kiện làm việc trên môi trường mạng.
Bên cạnh đó, Đối với người dân tham gia chuyển đổi số còn nhiều trở ngại, khó khăn như: Chưa thay đổi được thói quen trong thực hiện thủ tục hành chính từ thủ công sang sử dụng dịch vụ công; còn bộ phận người dân (nhất là khu vực nông thôn) chưa trang bị điện thoại thông minh, một phận chưa tiếp cận hoặc chưa thể sử dụng được các ứng dụng DVC, chưa có tài khoản cá nhân,…Do đó, khi thực hiện thủ tục hành chính qua DVC, thanh toán điện tử,…gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, bản sao chứng thực điện tử trên hệ thống DVC QG chưa được tích hợp vào hệ thống DVC của Tỉnh nên địa phương khi thực hiện chứng thực phải đồng thời nhập trên 2 hệ thống rất tốn thời gian. Việc khai thác, sử dụng dữ liệu dân cư (VneID) còn một số bất cập, chưa đồng bộ ở một số ngành, lĩnh vực nên gây phiền hà cho công dân Tại buổi làm việc đồng chí Đỗ Văn Minh thay mặt địa phương kiến nghị đề xuất Trung ương quan tâm 3 nội dung:
- Kính đề nghị TW cần ban hành bộ khung tiêu chí quy định, hướng dẫn thực hiện thống nhất chung cho từng vùng, khu vực trên toàn quốc, tránh mỗi địa phương một hướng làm, không đồng bộ.
- Kính đề nghị TW, Tỉnh cần có chỉ đạo khai thác sử dụng dữ liệu VneID thống nhất cho tất cả ngành, lĩnh vực liên quan; kiến nghị cấp có thẩm quyền tích hợp bản sao chứng thực điện tử trên hệ thống DVC QG vào hệ thống DVC của Tỉnh Quảng Nam.
- Kính đề nghị TW, Tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ mạnh nguồn kinh phí đầu tư cho hạ tầng số, cho xây dựng chính quyền số, nhất là cấp xã, phường ngày càng đồng bộ, thực sự tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này; xem xét bổ sung chức danh cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin cấp xã để tham mưu thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số.
Phát biểu kết thúc buổi làm việc đồng chí Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng ban kinh tế Trung ương ghi nhận và ấn tượng những thành tích về công tác chuyển đổi số phường Tân Thạnh; đồng chí đề nghị địa phương phường Tân Thạnh tiếp tục phát huy những thành quả triển khai công tác chuyển đổi số của địa phương trong thời gian qua. Khắc phục những hạn chế tập trung chỉ đạo quyết liệt xây dựng chính quyền số ở cơ sở. Những kiến nghị đề xuất của địa phương đoàn ghi nhận và sẽ có ý kiến đề xuất với Trung ương tại hội nghị sơ kết đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong thời gian đến.
Hình ảnh đoàn đi khảo sát thực tế về hạng tầng đầu tư phục vụ công tác xây dựng chính quyền số của phường.
Hình ảnh đoàn đi khảo sát thực tế về hạng tầng đầu tư phục vụ công tác xây dựng chính quyền số của phường.
Hình ảnh đoàn đi khảo sát thực tế về hạng tầng đầu tư phục vụ công tác xây dựng chính quyền số của phường.
Hình ảnh đoàn đi khảo sát thực tế về hạng tầng đầu tư phục vụ công tác xây dựng chính quyền số của phường.
Đoàn khảo sát chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, công chức người lao động phường Tân Thạnh
Tác giả bài viết: Ngọc Phan
Nguồn tin: UBND
Ý kiến bạn đọc